Tranh chấp di sản thừa kế là việc mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quan hệ thừa kế như tranh chấp do các phần di sản được hưởng không bằng nhau, phát sinh từ yêu cầu chia di sản thừa kế của các đương sự trong vụ án thừa kế.
Vậy khi xảy ra tranh chấp di sản thừa kế thì các bên giải như thế nào?
- Hình thức thừa kế di sản
Có hai hình thức thừa kế mà pháp luật quy định: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật
Người có quyền thừa kế theo di chúc là những người được chỉ định trong bản di chúc để nhận phần di sản do người lập di chúc để lại.
Người có quyền thừa kế theo pháp luật là những người có trong hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015. Những người cùng hàng thừa kế sẽ nhận được phần di sản bằng nhau và những người ở hàng thừa kế sẽ nhận được khi người ở hàng thừa kế trước không còn do đã chết, không có quyền nhận thừa kế, bị truất quyền hoặc từ chối nhận thừa kế.
Những người thừa kế khi nhận thấy quyền và nghĩa vụ lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm trong tranh chấp liên quan đến thừa kế, cụ thể ở đây là những tranh chấp về di sản thừa kế thì có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giả quyết theo trình tự mà pháp luật quy định.
- Cơ sở giải quyết tranh chấp về di sản thừa kế
Các trường hợp có thể yêu cầu để giải quyết tranh chấp về di sản thừa kế bao gồm:
- Di chúc không có hiệu lực do người lập di chúc do vi phạm các quy định về chủ thể lập di chúc, vi phạm về mặt nội dung, hình thức.
- Di sản được chia trong di chúc không đảm bảo quyền lợi của các đối tượng được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc
- Người thừa kế không thực hiện nghĩa vụ đối với phần di sản được nhận
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc hoặc cơ quan được hưởng di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp di sản thừa kế tại Khánh Hòa
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Nếu tranh chấp thừa kế có đương sự hoặc tài sản tranh chấp đang ở ngước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Trong trường hợp xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền giải quyết các tranh chấp di sản thừa kế thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp huyện.
Ngoài ra, đối với tranh chấp đến việc phân chia di sản thừa kế là bất động sản thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi có bất động sản. Nếu di sản thừa kế là động sản thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hoặc các bên có thỏa thuận yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc giải quyết.
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết di sản thừa kế
Kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết), người nhận thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản là: 30 năm đối với di sản là bất động sản, 10 năm đối với động sản. Hết thời hạn này, nếu người thừa kế không có yêu cầu giải quyết tranh chấp di sản thừa kế thì phần di sản đó thuộc về người thừa kế đang quản lý.
5. Thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế tại Khánh Hòa
1. Hồ sơ khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp
- Đơn khởi kiện
- Các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại di sản: giấy khai sinh, giấy kết hôn, …
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế
- Di chúc
- Bản kê khai di sản thừa kế
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng tài sản của người để lại di sản
- Giấy tờ liên quan đến việc người thừa kế từ chối nhận di sản (nếu có)
6. Thủ tục khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế tại Khánh Hòa
Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án
Bước 2: Thụ lý vụ án
Tòa án xem xét những tài liệu, chứng cứ nếu xét thấy thuộc thẩm quyền thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để nộp tiền tạm ứng án phí
Tòa án ra quyết định thụ lý vụ án sau khi nhận được biên nhận nộp tiền tạm ứng án phí từ đương sự.
Bước 3: Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.