Giao dịch, trao đổi giữa mọi người với nhau là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của nhân loại. Nhưng không phải ai cũng có tài sản có giá trị tương ứng với thứ mình muốn trao đổi. Do đó, người không có tài sản để trao đổi sẽ đi vay mượn tài sản của người khác phát sinh ra mối quan hệ vay tài sản giữa người có tài sản cho vay và người vay tài sản.
Tuy nhiên, không phải lúc nào người vay tài sản cũng trả lại giá trị tài sản tương ứng và lợi ích khác cho bên cho vay tài sản với nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, mâu thuẫn diễn ra thường xuyên dẫn đến các bi kịch không đáng có. Qua bài viết này, Luật sư Công ty Luật TNHH Đạt Lý- Chi nhánh Khánh Hòa sẽ đưa ra các kiến thức pháp luật liên quan đến tranh chấp hợp đồng vay tài sản và phương hướng giải quyết để tránh xảy ra các phát sinh không đáng có.
Tranh chấp hợp đồng vay là gì?
Hợp đồng vay tài sản được hiểu là sự thỏa thuận của các bên, trong đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả tài sản, bên vay phải hoàn trả lại tài sản cho bên cho vay tài sản cùng loại, đúng số lượng, chất lượng và phải trả lãi cho bên cho vay tài sản nếu hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Tài sản cho vay trong hợp đồng vay thường là tiền và vật.
Nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp hợp đồng vay là do bên vay không trả lại tài sản đúng hạn hoặc không trả lãi như đã thỏa thuận.
Như vậy, tranh chấp hợp đồng vay là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên chủ thể về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên theo thỏa thuận trong hợp đồng vay tài sản. Ngoài ra, các tranh chấp còn phát sinh do nội dung hợp đồng, giải thích từ ngữ trong hợp đồng, việc thực hiện hợp đồng hay sửa đổi, bổ sung chấm dứt hợp đồng.
Hợp đồng vay tài sản thường được lập bằng văn bản, cũng có những trường hợp là hợp đồng miệng. Tuy nhiên, hợp đồng miệng khó chứng minh nếu xảy ra tranh chấp bên vay phải chứng minh được mình đã cho bên vay vay tài sản.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay
Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay
- Bên cho vay có quyền nhận tiền lãi trong mức lãi suất được quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015.
- Giao đủ, đúng thời gian, địa điểm, chất lượng, số lương tài sản theo thỏa thuận.
- Bồi thường thiệt hại cho bên vay nếu tài sản không đúng chất lượng, trừ trường hợp bên vay biết nhưng vẫn nhận.
- Chỉ được yêu cầu bên vay trả trước thời hạn đã thỏa thuận nếu bên vay đồng ý.
Quyền và nghĩa vụ của bên vay
- Có toàn quyền định đoạt tài sản vay kể từ thời điểm bên cho vay giao tài sản.
- Trả lại tài sản đúng thời hạn thỏa thuận. Nếu tài sản là tiền thì trả đủ tiền, tài sản là vật phải trả vật cùng loại, đúng số lượng, chất lượng.
- Trường hợp bên vay không thể trả lại vật thì có thể thanh toán tiền theo trị giá của vật đã vay tại thời điểm trả nợ và phải được bên cho vay đồng ý.
* Các quy định về lãi suất:
- Hợp đồng vay có kỳ hạn mà không có lãi suất, nếu bên vay không trả đúng thời hạn thỏa thuận thì bên cho vay được quyền trả tiền lãi với mức lãi suất được quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
- Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi suất được quy định tại khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015:
+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi suất thì bên cho vay có thể đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo cho bên vay trước một khoảng thời gian hợp lý và được nhận lãi đến thời điểm bên vay hoàn trả tài sản. Bên vay cũng có thể trả lại tài sản cho bên vay bất cứ lúc nào, báo cho bên vay trước một khoảng thời gian nhất định và trả lãi đến thời điểm đó.
Trình tự, thủ tục tranh chấp hợp đồng vay
Khi tranh chấp xảy ra các bên có thể tự thỏa thuận với nhau dựa trên nguyên tắt tôn trọng lẫn nhau hoặc nhờ bên thứ ba đứng ra hòa giải.
Trong trường hợp thỏa thuận không thành các bên tranh chấp hợp đồng vay có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để giải quyết vụ án. Hợp đồng vay tài sản thuộc một dạng của hợp đồng dân sự nên tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bị đơn cư trú có quyền giải quyết tranh chấp hoặc có thể khởi kiện tài sản tại tòa án nhân dân nơi nguyên đơn cư trú nếu có thỏa thuận.
Thời hiệu khởi kiện hợp đồng vay là 03 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm theo quy định tại Điều 429 Bộ luật dân sự. Sau khi hết thời hiệu khởi kiện hợp đồng vay tài sản thì vẫn có thể khởi kiện tranh chấp hợp đồng vay trong các trường hợp sau:
- Bên có nghĩa vụ (bên vay) thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện (bên cho vay);
- Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
- Các bên tự hòa giải tranh chấp với nhau.
Để khởi kiện một vụ án tranh chấp hợp đồng vay Quý khách cần phải thực hiện thủ thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn khởi kiện
- Đơn khởi kiện theo mẫu quy định;
- Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện (CCCD/CMND);
- Tài liệu khác liên quan đến tranh chấp hợp đồng vay kèm theo
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ khởi kiện người khởi kiện đến trực tiếp tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để nộp hoặc gửi qua đường bưu tín. Đối với khách hàng có yêu cầu luật sư tham gia tố tụng thì công ty Luật Đạt Lý Khánh Hòa sẽ hỗ trợ soạn đơn, tư vấn các giấy tờ cần nộp kèm theo và trực tiếp nộp hồ sơ khởi kiện cho quý khách giúp tiết kiệm được thời gian, công sức.
Bước 2: Xem xét thụ lý vụ án
Sau khi nộp đơn khởi kiện, tòa án sẽ xem xét đơn khởi kiện và ra thông báo nộp tạm ứng án phí. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì tòa án yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Người khởi kiện phải đóng tạm ứng án phí trong vòng 07 ngày kể từ ngày có thông báo. Sau đó nộp lại biên lai cho Tòa án và tòa án thụ lý hồ sơ.
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Tòa án thụ lý vụ án sẽ ra thông báo triệu tập các đương sự và người liên quan để tiến hành xem xét, chuẩn bị xét xử. Trong giai đoạn này Tòa án sẽ tổ chức kiểm tra, giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải. Trường hợp hòa giải thành thì Tòa án lập biên bản và ban hành quyết định công nhận hòa giải thành, đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án.
Bước 4: Giai đoạn xét xử
Khi hòa giải không thành tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Sau khi tòa tuyên án, trong vòng 15 ngày đương sự có quyền kháng cáo để phúc thẩm vụ án.
Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng vay tại Khánh Hòa
Luật sư là người nắm được các quy định pháp luật, có kinh nghiệm trong tố tụng và vận dụng một cách chính xác các quy định của pháp luật vào thực tiễn vụ án, đảm bảo được lợi ích tối đa của khách hàng trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay. Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng vay tại Khánh Hòa cung cấp các dịch vụ sau:
- Tư vấn, soạn hợp đồng vay phù hợp với quy định của pháp luật
- Tư vấn những rủi ro có thể xảy ra trong hợp đồng vay
- Tư vấn, soạn đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng vay
- Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến hợp đồng vay
- Tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo ủy quyền hoặc luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong tố tụng
Ngoài ra, Công ty Luật TNHH Đạt Lý – Khánh Hòa còn hỗ trợ tư vấn các lĩnh vực khác: đất đai, hôn nhân gia đình, doanh nghiệp, lao động, dân sự, hình sự, hành chính… Quý khách hàng có thể liên hệ qua hotline hoặc đến tại văn phòng để được tư vấn cụ thể tranh chấp và có hướng giải quyết tốt nhất.
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠT LÝ – CHI NHÁNH KHÁNH HÒA
Địa chỉ: 51 Phan Bội Châu, phường Xương Huân, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Số điện thoại: 0935.884.515