Trước đây quan niệm lập di chúc chỉ dành cho những người già hoặc người sắp chết. Nhưng những năm gần đây, con người có xu hướng lập di chúc sớm hơn và nhiều hơn. Việc lập di chúc góp phần hạn chế được tranh chấp diễn ra khi mở thừa kế. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp di chúc bị giấu kín để phân chia di sản thừa kế, sau khi phát hiện dẫn đến tranh chấp. Bên cạnh đó, rất nhiều tranh chấp diễn ra xoay quanh vấn đề thừa kế do người có di sản chết đi không để lại di chúc. Do đó, để Quý khách hàng hiểu thêm về luật thừa kế và lập di chúc Công ty Luật Đạt Lý chia sẻ cho quý khách một số vấn đề về thừa kế, tranh chấp thừa kế và lập di chúc trong bài viết sau đây.

Thừa kế là gì?

Pháp luật về thừa kế được quy định chính thức lần đầu tiên trong Pháp lệnh về thừa kế năm 1990. Trong Bộ luật dân sự năm 2015, Thừa kế được hiểu là việc dịch chuyển tài sản từ của người đã chết sang người còn sống theo quy định pháp luật hoặc theo nguyện vọng của người có tài sản đã chết (thường gọi là thừa kế theo di chúc). Tài sản của người chết để lại được gọi là di sản thừa kế. Thừa kế được chia thành 2 dạng là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo quy định của pháp luật.

Như vậy, ai có quyền thừa kế? Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015 thì: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định các tổ chức, tập thể không phải là cá nhân vẫn được nhận thừa kế theo di chúc.

Thừa kế theo di chúc

Căn cứ tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Người lập di chúc phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không bị ép buộc, lừa dối tại thời điểm lập di chúc. Người lập di chúc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì việc lập di chúc phải thể hiện bằng văn bản, có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. Người không biết chữ hoặc người bị hạn chế về thể chất phải lập di chúc bằng văn bản và có công chứng, chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Di chúc được lập phải đúng theo quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội về nội dung và hình thức. Có nhiều loại di chúc như di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc được công chứng chứng thực và di chúc miệng. Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc đã lập. Trường hợp di chúc mới lập bổ sung có nội dung mâu thuẫn với một phần nội dung di chúc đã có thì phần bổ sung sau có hiệu lực pháp luật.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp người thừa kế di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc:

  • Con chưa thành niên, vợ, chồng, cha, mẹ của người lập di chúc.
  • Con đã thành niên của người lập di chúc nhưng không có khả năng lao động.

Thừa kế theo quy định của pháp luật

Căn cứ Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.”

Các trường hợp áp dụng thừa kế theo pháp luật:

  • Người chết không lập di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước thời điểm mở thừa kế hoặc chết cùng lúc với người lập di chúc; tổ chức được hưởng di chúc không còn tại thời điểm mở thừa kế;
  • Những người thừa kế được chỉ định trong di chúc không có quyền nhận di sản hoặc từ chối nhận di sản thừa kế.

Những người thừa kế theo pháp luật được xác định thứ tự bằng hàng thừa kế như sau:

  • Hàng thứ nhất bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi của người chết.
  • Hàng thứ hai bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột của người chết.
  • Hàng thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người chung một hàng thừa kế thì có quyền thừa hưởng phần di sản ngang bằng nhau. Chỉ khi hàng thừa kế ở trên không còn ai thì hàng thừa kế phía sau mới được nhận di sản. Trường hợp người được thừa kế theo pháp luật là con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng lúc với người đó thì cháu của người để lại di sản được hưởng phần mà cha mẹ được thừa kế nếu còn sống. Theo đó, cháu của người để lại di sản cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt sẽ là người thừa kế thế vị.

Luật sư tư vấn thừa kế – di chúc tại Khánh Hòa

Luật sư Công ty Luật TNHH Đạt Lý – Chi nhánh Khánh Hòa với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thừa kế sẽ đem đến cho khách hàng sự yên tâm và kiến thức pháp lý rõ ràng, chặt chẽ khi sử dụng dịch vụ tư vấn của Công ty.

  • Tư vấn về hàng thừa kế, bình đẳng trong thừa kế và quyền thừa kế;
  • Tư vấn thời điểm, địa điểm mở thừa kế di sản;
  • Tư vấn xác định người thừa kế, thừa kế thế vị, xác định di sản thừa kế;
  • Tư vấn thủ tục thực hiện thủ tục chia thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật;
  • Tư vấn thời hiệu chia thừa kế;
  • Tư vấn từ chối nhận di sản thừa kế, những trường hợp không được nhận di sản, truất quyền thừa kế;
  • Tư vấn hình thức lập di chúc, soạn thảo di chúc;
  • Tư vấn nội dung di chúc đúng với quy định pháp luật;
  • Tư vấn cách phân chia di sản thừa kế đúng pháp luật;
  • Tư vấn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập;

Vui lòng liên hệ qua hotline 0935884515 hoặc đến văn phòng tại 51 Phan Bội Châu để được tư vấn trực tiếp với các luật sư Công ty Luật Đạt Lý – Chi nhánh Khánh Hòa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *