Ngày nay vấn đề ly hôn nhất là ly hôn đơn phương ngày càng phổ biến do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà các cặp đôi không thể chung sống với nhau. Ly hôn đơn phương là một hình thức ly hôn, một trong hai bên vợ chồng không mog muốn tiếp tục cuộc hôn nhân và xuất phát từ một phía, không cần người kia có đồng ý ly hôn, không cần cả hai bên đều phải ký đơn ly hôn.

  1. Quyền yêu cầu ly hôn đơn phương

Theo quy định pháp luật, vợ hoặc chồng là người có quyền yêu cầu đơn phương nếu xét thấy đối phương có hành vi bạo lực gia đình hoặc một bên vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng dẫn đến hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được, đời sống chung vợ chồng không thể kéo dài. Đây cũng là căn cứ để Tòa án thụ lý và giải quyết ly hôn đơn phương.

Tuy nhiên, quyền yêu cầu đơn phương ly hôn của người chồng bị hạn chế trong trường hợp người vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Do đó, để quyền lợi của con cái và người vợ được đảm bảo, người chồng không được yêu cầu ly hôn trong khoảng thời gian này.

  1. Ly hôn đơn phương nộp ở đâu

Theo quy định về thẩm quyền cấp xét xử thì Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền xét xử ly hôn đơn phương.

Vợ hoặc chồng khi nộp đơn ly hôn đơn phương cần căn cứ theo nơi cư trú của bị đơn (người không mong muốn ly hôn). Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án nơi bị đơn cư trú sẽ có thẩm quyền thụ lý và giải quyết những tranh chấp về hôn nhân và gia đình theo thủ tục sơ thẩm. Do đó, việc nộp đơn ly hôn sẽ được người vợ hoặc chồng có yêu cầu xin ly hôn đơn phương, gửi đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc và việc nộp đơn đảm bảo cho phía bị đơn không bị mất thời gian đến nơi người có yêu cầu đơn phương để giải quyết vụ việc ly hôn.

Nếu đơn phương ly hôn mà không xác định được nơi cư trú của bị đơn thì người có yêu cầu ly hôn xác định nơi nộp đơn cho Tòa án như sau:

  • Nơi cư trú của bị đơn không xác định được thì người có yêu cầu nộp hồ sơ tại Tòa án nơi bị đơn làm việc. Trong trường hợp không biết cả nơi cư trú và nơi làm việc thì có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.
  • Nếu bị đơn mất tích và không xác định được nơi cư trú hiện tại thì người nộp đơn yêu cầu Tòa án nơi tuyên bố người này mất tích cư trú cuối cùng. Sau khi tòa án có đủ căn cứ, xem xét và tuyên bố mất tích thì mới tiếp tục giải quyết việc ly hôn. Để xác định một người mất tích cần căn cứ vào: đã biệt tích hai năm liền trở lên; đã áp dụng các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định nhưng vẫn không có tin tức xác thực còn sống hay đã chết; phải có yêu cầu tuyên bố người này mất tích.

Đối với ly hôn có yếu tố nước ngoài (đương sự hoặc tài sản nước ngoài) thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý và giải quyết. Trừ trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú tại khu vực biên giới Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vẫn thuộc về tòa án nhân dân cấp huyện.

  • Quy trình giải quyết ly hôn đơn phương

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Vợ hoặc chồng là người yêu cầu ly hôn phải chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ. Nếu vợ hoặc chồng có chứng cứ chứng minh vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ theo quy định thì thu thập, chuẩn bị để cung cấp cho Tòa án.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết thì người yêu cầu nộp tại Tòa án có thẩm quyền đã nêu ở trên.

Bước 2: Tòa án xem xét và giải quyết vụ án ly hôn

Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí nếu hồ sơ hợp lệ và ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm người yêu cầu ly hôn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí.

Hòa giải là thủ tục bắt buộc tại Tòa án trước khi đưa vụ án ra xét xử. Những vụ án không được hòa giải, không tiến hành hòa giải được hay giải quyết theo thủ tục rút gọn thì không phải thực hiện thủ tục này.

– Hòa giải thành: Tòa án lập biên bản hòa giải thành và trong thời hạn 07 ngày mà không thay đổi về ý kiến của đương sự thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành.

– Hòa giải không thành: Tòa án phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bước 3: Phiên tòa sơ thẩm và bản án ly hôn

Phiên tòa xét xử sơ thẩm diễn ra sau khi ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập kèm theo thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên xét xử. Nếu đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng.

Nếu bạn đang muốn thực hiện thủ tục ly hôn tại Khánh Hòa hãy liên hệ ngay luật sư Đạt Lý để được tư vấn và hướng dẫn thủ tục.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *