I.       THỪA KẾ LÀ GÌ?

Thừa kế là việc chuyển dịch của cải, tài sản của người đã chết cho người còn sống. Các tài sản, của cải của người chết được gọi là di sản.

Có hai căn cứ phát sinh quan hệ thừa kế:

  • Thừa kế theo di chúc: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức được người lập di chúc đề cập đến và cho họ nhận di sản theo di chúc.
  • Thừa kế theo pháp luật: phát sinh dựa trên mối quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng với người để lại di sản, chủ thể được hưởng thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân.
  1. NHỮNG LƯU Ý KHI CÓ PHÁT SINH QUAN HỆ THỪA KẾ TẠI KHÁNH HÒA:

(!) Di sản thừa kế:

Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2015 định nghĩa “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết có trong tài sản chung với người khác”. Cần lưu ý các vấn đề sau đây khi xác định tài sản nào được coi di sản để phân chia:

  • Cần xác định di sản thừa kế gồm những gì?: Di sản thường tồn tại dưới 3 dạng cơ bản gồm di sản là tài sản riêng, di sản là tài sản chung vợ chồng, di sản nằm trong khối tài sản chung của hộ gia đình hoặc cổ phần trong công ty….
  • Giá trị di sản? giá trị di sản được tính theo giá do các bên thoả thuận hoặc trên cơ sở giá thị trường hoặc định giá của tổ chức định giá hoặc nếu tranh chấp ra Toà thì sẽ được tính theo giá do hội đồng định giá toà án xác định.
  • Xác định di sản hiện đang được sử dụng như thế nào và xem xét các yêu cầu của những người thừa kế để phân chia di sản cho phù hợp, ai được nhận hiện vật, ai sẽ được nhận giá trí tài sản tính bằng tiền hoặc nhiều trường hợp những người thừa kế có thể bán di sản sau đó chia tiền.
  • Trường hợp khi yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của một bên vợ hoặc bên chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống được quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế khác được hưởng trong khối di sản nhưng chưa cho chia di sản trong một thời gian nhất định. Thời hạn gia hạn này là 3 năm và được gia hạn thêm lần nhưng không quá 3 năm.

(!!) Lưu ý xác định người hưởng thừa kế:

* Người hưởng thừa kế theo di chúc:

  • Trường hợp người để lại di chúc không cho họ được hưởng nhưng các đối tượng là con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con mất khả năng lao động vẫn được ít nhất bằng 2/3 một suất thừa kế nếu di sản được chia theo pháp luật (Điều 669 BLDS 2015).
  • Di chúc thể hiện họ hưởng nhưng vẫn không được hưởng nếu họ thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản, như giả mạo hoặc sửa chữa di chúc, cưỡng ép người lập di chúc…

* Người hưởng thừa kế theo pháp luật:

  • Cha mẹ nuôi với con nuôi thực tế: Là trường hợp thực tế có việc chăn sóc, nuôi dưỡng như cha mẹ với con đẻ. Tuy nhiên quan hệ chỉ được công nhận trước luật hôn nhân gia đình năm 1986 có hiệu lực. Do đó, khi phân chia cần xác định quan hệ cha mẹ nuôi với con nuôi được xác lập vào thời điểm nào.
  • Đối với quan hệ vợ chồng: Các trường hợp vợ chồng không đăng ký kết hôn nhưng vấn được pháp luật thừa nhận theo Nghị quyết số 35/2000 vẫn được hưởng thửa kế của nhau. Trường hợp một người có nhiều vợ nhưng vẫn được công nhận nếu người đó kết hôn trước trước ngày 13/01/1960 và người đó là bộ đội, cán bộ có vợ, có chồng ở miền Nam tập kết ra miền Bắc, lấy vợ, chồng khác theo Thông tư số 69/TATC ngày 22/2/1978. Do đó, phải xác định thời điểm họ bắt đầu chung sống như vợ chồng để xác định có được hưởng di sản hay không.
  • Thừa kế thế vị: Lưu ý chỉ cháu chắt của người để lại di sản được hưởng thừa kế thế vị; vợ hay chồng không được liệt vào danh sách thừa kế thế vị. Trường hợp con của người để lại di sản thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản nhưng người con này lại chết trước hoặc chết cùng người để lại di sản thì cháu không được hưởng di sản do ông bà để lại theo diện thế vị cha, mẹ.
  • Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng,mẹ kế: nếu giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế có phát sinh quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau thì vẫn được thừa kế di sản của nhau theo hàng thừa kế thứ nhất, không bắt buộc những người này phải sống chung.

* Đối với người thừa kế là người nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài được thừa kế nhà đất tại Việt Nam: Cần phải phân biệt họ có thuộc các đối tượng pháp luật cho phép được mua nhà ở tại Việt Nam hay không.

* Đối với người có công sức bảo quản, giữ gìn di sản: Các đồng thừa kế cũng cần tính toán yêu cầu, ý kiến của người quản lý di sản đối với việc trích công sức quản lý di sản? thông thường người quảng lý di sản chia tối đa bằng một suất thừa kế theo pháp luật.

* Ngoài ra cần lưu ý một số trường hợp sau: Xác định có ai từ chối nhận di sản không ? (Điều 620); Có ai không được quyền hưởng di sản không? (Điều 621); Có ai bị truất quyền thừa kế không? (Điều 626); Có thai nhi (con của người để lại di sản) khi người để lại di sản chết không? (Điều 660).

(!!!) Khi hết thời hiệu chia thừa kế di sản thuộc về ai:

  • Nếu có nhiều người thừa kế cùng nhau chiếm hữu, sử dụng di sản thì di sản thuộc sở hữu chung của họ;
  • Nếu các đồng thừa kế thừa kế mỗi người quản lý di sản một giai đoạn khác nhau thì công nhận quyền sở hữu cho người thừa kế đang quản lý di sản; còn quyền nghĩa vụ người quản lý di sản trước đó được xem xét, đánh giá trong từng vụ việc cụ thể theo quy định pháp luật.

 

III. Luật sư tại Nha Trang, Khánh Hoà tư vấn luật thừa kế

Thừa kế di sản

  • Tư vấn, hướng dẫn và thực hiện xác minh tìm kiếm di sản thừa kế khi có nhiều tài sản chưa được xác định;
  • Tư vấn thừa kế di sản là bất động sản;
  • Tư vấn thừa kế di sản là động sản;
  • Tư vấn hưởng thừa kế di sản cổ phần, cổ phiếu;
  • Tư vấn hưởng thừa kế tài sản khoản tiền gửi trong ngân hàng;
  • Tư vấn hưởng thừa kế tài sản ở nước ngoài;

Khai nhận thừa kế

  • Tư vấn xác định các hàng thừa kế theo pháp luật;
  • Tư vấn xác định tính hợp pháp của tài sản thừa kế;
  • Tư vấn xác định nghĩa vụ của người để lại di sản;
  • Tư vấn về định giá cho mỗi loại di sản thừa kế;
  • Tư vấn thủ tục nhận thừa kế theo di chúc;
  • Tư vấn thủ tục nhận thừa kế theo pháp luật;
  • Tư vấn thủ tục từ chối nhận tài sản thừa kế.

Thủ tục lập di chúc

  • Tư vấn và soạn thảo di chúc;
  • Chọn hình thức lập di chúc an toàn, ít xảy ra tranh chấp;
  • Điều kiện lập di chúc;
  • Hợp thức hóa di chúc;
  • Cách lập di chúc hợp pháp;
  • Tư vấn xác định tính hợp pháp của di chúc;

Thừa kế có yếu tố nước ngoài

  • Tư vấn thừa kế người nước ngoài;
  • Tư vấn thừa kế người Việt Nam ở nước ngoài;

Luật sư giải quyết tranh chấp về thừa kế tại Khánh Hòa.

  • Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế tại Toà án;
  • Đại diện đàm phán, thoả thuận phân chia thừa kế với các đồng thừa kế;
  • Trực tiếp tham gia phiên toà đại điện, bảo vệ khách hàng trong vụ án chia thừa kế;
  • Hướng dẫn trình tự thủ tục nộp đơn khởi kiện, tính toán thời hiệu về thừa kế, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện;
  • Tư vấn các bước thủ tục khởi kiện, về thời hiệu, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể khởi kiện và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền;

 

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về Dịch vụ Luật sư tư vấn luật thừa kế tại Khánh Hòa của Công ty Luật Đạt Lý tại Nha Trang, Khánh Hoà. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng đến trực tiếp tại Công ty Luật Đạt Lý địa chỉ: 51 Phan Bội Châu, phường Xương Huân Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà (đối diện cổng Chợ Đầm) hoặc liên hệ số điện thoại/zalo: 0935.884.515 để được tư vấn giải đáp các vấn đề liên quan đến thừa kế.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *