1. THƯƠNG MẠI LÀ GÌ?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật thương mại năm 2005 định nghĩa hoạt động – Thương mại là hoạt động vì mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động vì mục đích sinh lợi khác.

Theo khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa hoạt động – Kinh doanh là thực hiện liên tục một, một vài công đoạn hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ hàng hoá sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Khái niệm thương mại (kinh doanh) của Luật Thương mại Việt Nam hiện đã bao quát các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và các lĩnh vực khác như thương mại của đầu tư và sở hữu trí tuệ.

Tóm lại, thương mại (kinh doanh) là toàn bộ các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi.

  1. LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐƯỢC ÁP DỤNG CHO HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI, KINH DOANH NÀO?

Luật Thương mại Việt Nam hiện hành có phạm vi điều chỉnh gồm ba (3) nhóm hoạt động thương mại cụ thể như sau:

  • Các hoạt động thương mại thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam;
  • Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam mà các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật Thương mại Việt Nam hoặc luật nước ngoài, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật Thương mại;
  • Các hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam nếu bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi nhưng chọn áp dụng Luật Thương mại Việt Nam.

Như vậy, hoạt động thương mại trong phạm vi điều chỉnh Luật Thương mại Việt Nam hiện hành không chỉ các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà còn bao gồm các hoạt động đầu tư cho sản xuất kinh doanh dưới các phương thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, được điều chỉnh bằng các luật chuyên ngành như Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật sở hữu trí tuệ, Luật Chứng khoán và các Luật chuyên ngành khác.

III. MỘT SỐ LƯU Ý KHI KÝ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI:

  • Cần dự thảo một hợp đồng hoàn chỉnh, lường trước và có phương án giải quyết các tình huồng khác có thể xảy ra. Đặc biệt là các hợp đồng lớn và hợp đồng thương mại quốc tế;
  • Soạn thoả thật chi tiết điều khoản phạt vi phạm, liên hệ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để đảm bảo sự tuân thủ hợp đồng của các bên;
  • Soạn thoả hợp đồng chi tiết, điều khoản phạt rõ ràng để ràng buộc các bên. Tuy nhiên, phải trên tinh thần các khoản khả thi, hợp pháp và các bên đều có lợi (nguyên tắc Win-Win);
  • Một thói quen thường thấy của là khi soạn thảo, ký kết hợp đồng thường rất rõ ràng, chi tết, nhưng khi thực hiện các bên bỏ bản hợp đồng qua bên, đến khi vi phạm quá nghiêm trọng các bên thường phải dắt nhau đến Toà án, Trọng tài để giải quyết. Lưu ý, quá trình thực hiện hợp đồng thương mại phải bán sát nội dung của hợp đồng để kịp thời thông báo, yêu cầu bên kia có thực hiện đúng hợp đồng khi có sự “trệch hướng”, khi vi phạm “chưa nghiêm trọng”. Đồng thời, thông tin kịp thời bằng văn bản khi bị vi phạm, đề nghị các bên thực hiện đúng hợp đồng.
  • Đối với các hợp đồng thương mại quan trọng, có giá trị lớn, hoặc phức tạp về mặt kỹ thuật và pháp lý các bên nên mời luật sư hỗ trợ, tham gia về mặt pháp lý ngay từ khi dự thảo hợp đồng. Thực tế, chi phí luật sư thường thấp hơn rất nhiều so với chi phí tranh chấp hoặc để khắc phục hậu quả vi phạm.
  1. LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI NHA TRANG
  • Tư vấn toàn diện về hợp đồng dịch vụ, hợp đồng mua bán hàng hoá, … Quy định Luật thương mại và luật chuyên ngành về thực hiện, giải quyết vi phạm, thông báo, đơn phương, trường hợp bất khả kháng, tạm dừng hợp đồng, thay đổi việc thực hiện hợp đồng.
  • Tư vấn, hỗ trợ, đại diện tham gia thương lượng ký kết, thực hiện và nghiệm thu, thanh lý hợp đồng thương mại;
  • Trực tiếp dự thảo, chỉnh sửa, rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ;
  • Tư vấn, trực tiếp tham gia với khách hàng trong các buổi đàm phán với các đối tác, bạn hàng trong các giao dịch thương mại;
  • Đánh giá, phân tích những rủi ro pháp lý tiềm ẩn trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại và đề xuất các phương hướng, giải pháp giải quyết;
  • Tư vấn điều kiện, tình tự tham gia ký kết hợp đồng, kinh doanh đối với một số ngành nghề có điều kiện;
  • Cử luật sư tham gia với đại diện, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại tại Toà án nhân dân các cấp hoặc Trọng tài

LUẬT SƯ TƯ VẤN TRỰC TIẾP:

Quý khách hàng có thể liên hệ gặp luật sư trực tiếp tại ba (03) địa điểm sau:

  • Văn Phòng Luật Đạt Lý tại Nha Trang :51 Phan Bội Châu, phường Xương Huân Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà (Đối diện cổng Chợ Đầm).
  • Văn Phòng tại Hà Nội : số 12, ngách 17, ngõ 94-96, đường Tân Xuân, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
  • Văn Phòng tại Đồng Nai :23/39 Nguyễn Phúc Chu KP5, Phường Trảng Dài, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai.

TƯ VẤN LUẬT KINH DOANH, THƯƠNG MẠI 24/7 QUA HOTLINE:

Luật Đạt Lý tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà

  • WEBSITE: vpluatsukhanhhoa.vn
  • HOTLINE & ZALO: 0935884515
  • EMAIL: datlylawnt@gmail.com

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về Dịch vụ Luật sư Tư vấn Luật kinh doanh thương mại tại Nha Trang, Khánh Hoà của Công ty Luật Đạt Lý. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng đến trực tiếp tại Công ty Luật Đạt Lý địa chỉ: 51 Phan Bội Châu, phường Xương Huân Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *