Để giải quyết sự vụ một cách nhanh chóng và đảm bảo tính pháp lý từ khi tranh chấp xảy ra đến trong và sau khi kết thúc bằng một bản án hay quyết định thì việc một Luật sư tranh tụng tham gia vào quá trình này là tất yếu.

  1. Thế nào là tranh tụng tại Tòa án

Tranh tụng là việc tranh luận của mỗi bên tại phiên tòa xét xử dựa trên những tài liệu chứng cứ thu thập trong quá trình giải quyết vụ án. Trong đó tòa án sẽ thay nhà nước xác định sự thật của vụ án trên cơ sở công khai xét xử, trình bày ý kiến của các bên tham gia tố tụng để có phán quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và đúng quy định pháp luật. Trên cơ sở đó, tranh tụng gồm những nội dung sau:

  • Cung cấp chứng cứ và yêu cầu tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ
  • Đánh giá chứng cứ và quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên hòa giải
  • Thực hiện việc xét hỏi tại phiên tòa, các bên đều có quyền xem tham dự phiên tòa theo sự điều khiển của chủ tọa, xem xét tài liệu, chứng cứ
  • Phát biểu ý kiến đánh giá chứng quy định pháp luật.
  • Đề nghị các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của mình và các bên có liên quan. Tương ứng với mỗi tư cách tố tụng sẽ có phạm vi xét hỏi, tranh luận, đề xuất ý kiến khác nhau của người tham gia tố tụng.
  1. Luật sư tranh tụng tại Tòa án

Luật sư tranh tụng là người tham gia vào quá trình tranh tụng bắt đầu khi các đương sự thực hiện quyền khởi kiện, giải quyết vụ án kêt thúc khi có bản án, quyết định có hiệu lực. Ngoài ra, luật sư còn giúp khách hàng giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng, đàm phán với các bên có lợi ích đối lập nhau.

Luật sư sẽ là người đưa ra đánh giá, thông tin một cách khách quan, đa chiều để khách hàng tự đưa ra quyết định tốt nhất. Trên cơ sở quyết định sau cùng của khách hàng, luật sư sẽ hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục, giải pháp để triển khai theo quyết định của khách hàng.

Để tham gia tranh tụng hiệu quả tại Tòa án, luật sư cần phải nắm chắc các quy định, thủ tục tố tụng liên quan đến vụ việc mà mình giải quyết. Đặt biệt là các quyền và nghĩa vụ của đương sự, người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng cũng như các bước, trình tự tiến hành, có như vậy thì mới thực hiện được đúng quy trình các thứ bảo vệ tối đa quyền lợi khách hàng. Ví dụ trong một vụ án dân dự về thừa kế, luật sư phải nắm chắc các quy định của Bộ luật dân sự về thừa kế và các quy định khác có liên quan, để có cái nhìn tổng quan từ đó định hướng giải quyết vấn đề. Ngoài ra, khi tham gia tố tụng tại tòa, luật sư phải biết được trình tự thủ tục cách thức tiến hành theo Bộ luật Tố tụng dân sự.

  • Vai trò của luật sư tranh tụng

Luật sư tranh tụng tại tòa án tham gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong vụ án dân sự, luật sư tranh tụng gọi là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Trong vụ án hình sự, luật sư tranh tụng tham gia được gọi là người bảo chữa.

Luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm trong vụ án có vai trò sau đây:

  • Được tòa án triệu tập với tư các là luật sư bào chữa, người bảo vệ quyền lợi ích cho đương sự để tham gia phiên tòa.
  • Thay mặt cho đương sự, bị cáo yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định pháp luật tố tụng.
  • Tham gia hòa giải, tham gia phiên tòa hoặc văn bản bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự, bị cáo.
  • Tranh luận tại phiên tòa, trình bày luận cứ bảo vệ đượng sự, bị cáo trong phiên tòa.
  • Đưa ra lý lẽ, luận cứ, luận điểm đáp trả các quan điểm trái chiều, gây bất lợi cho người được bảo vệ.

Sự tham gia của luật sư tranh tụng tại tòa án đóng một vị trí quan trọng trong việc giúp đỡ các đương sự, bị cáo hiểu đúng các quyền và nghĩa cụ của mình trước pháp luật, góp phần trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử được chính xác, tranh làm oan người vô tội.

Luật sư tranh tụng còn hạn chế được bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng tuyên có đúng với quy định pháp luật, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của bị cáo, đương sự.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *