Ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con là việc chấm dứt mối quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng, theo yêu cầu ly hôn của một trong hai và giữa vợ và chồng không đồng thuận với nhau vấn đề liên quan đến quyền nuôi con.

  1. Điều kiện đơn phương ly hôn tại Nha Trang

Ly hôn đơn phương là việc ly hôn theo yêu cầu của một bên. Tuy nhiên, ly hôn đơn phương vẫn phải dựa vào quy định của pháp luật và vợ hoặc chồng phải chứng minh hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trên cơ sở:

  • Vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình
  • Vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Các hành vi nêu trên dẫn đến mối quan hệ vợ chồng lâm vào tình trạng nghiêm trọng, đời sống vợ chồng không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được và không thể hòa giải được thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

  1. Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương tại Nha Trang

Quyền nuôi con là quyền của cả vợ và chồng đối với con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi bản thân.

Khi ly hôn, nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì tòa án sẽ xem xét các yếu tố cần thiết về mọi mặt của con cái và cha mẹ để quyết định người trực tiếp nuôi dưỡng con khi ly hôn.

Khi ly hôn có tranh chấp về quyền nuôi con diễn ra khá phức tạp, để giành quyền trực tiếp nuôi con cần phải chứng minh đủ các điều kiện sau đây:

  1. Điều kiện về chủ thể nuôi dưỡng con cái

Người giành quyền nuôi con phải có năng lực hành vi dân sự, tư cách đạo đức, nhân phẩm và không bị hạn chế quyền cha mẹ đối với con cái theo quy định luật hôn nhân và gia đình.

Nếu một trong hai vợ chồng, có hành động bạo lực gia đình; thường xuyên rượu bia say xỉn, ngoại tình,… thì không thể đảm bảo sự phát, trưởng thành của con cái và cả mặt nhân cách.

Vì vậy, người giành quyền nuôi con không được thực hiện các hành vi bạo lực đối với con cái, không để bản thân và con tiếp xúc với tệ nạn xã hội, đảm bảo môi trường học tập, vui chơi để con cái phát triển.

  1. Tuổi của con cái

Đối với con cái dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ mặc nhiên được giao quyền trực tiếp nuôi dưỡng nếu người mẹ đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục con. Thực tế cho thấy ở độ tuổi dưới 36 tháng, ở độ tuổi này con cần được mẹ chăm sóc là hoàn toàn hợp lý.

Trường hợp người con đủ từ 36 tháng tuổi đến 07 tuổi (chưa được quy định theo pháp luật hiện nay), ở độ tuổi này người bố và người mẹ có thể thỏa thuận nuôi con. Nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định giao người con cho một bên nuôi dưỡng căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Đối với con cái trên 07 tuổi, ngoài xét đến các yếu tố điều kiện của cha mẹ thì người con có quyền quyết định người trực tiếp nuôi dưỡng mình.

  1. Điều kiện về kinh tế, vật chất

Điều kiện về nơi ở: để đảm bảo người trực tiếp nuôi dưỡng con có chỗ ở ổn định, không phải di chuyển sẽ phù hợp với sự phát triển, ổn định về sức khỏe tinh thần cho con cái. Nếu chỗ ở không ổn định thì con cái phải thích nghi với môi trường mới không tốt có thẻ trở lên cô lập, không hòa đồng với bạn mới xung quanh, điều này không tốt cho sự phát triển của con cái khi còn nhỏ.

Điều kiện về nuôi dưỡng: người nuôi dưỡng trực tiếp phải có công việc ổn định, thu nhập ổn định hàng tháng và khoản cấp dưỡng từ người có nghĩa vụ cấp dưỡng là điều kiện kinh tế đủ để đáp ứng những vấn đề như ăn uống, chăm sóc sức khỏe, học tập cho con cái.

  • Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con tại Nha Trang

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình. Cụ thể trong trường hợp này, ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con do Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền thụ lý, giải quyết.

  1. Thay đổi người nuôi con

Quyền nuôi con không phải cố định, có thể bị thay đổi sau khi tòa án đã có quyết định nếu thuộc các trường hợp sau đây:

  • Khi cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người nuôi con sau khi đã có quyết định của tòa án. Nếu con trên 07 tuổi, thì phải hỏi ý kiến của con khi thay đổi người nuôi dưỡng.
  • Cha hoặc mẹ khi nhận thấy người nuôi dưỡng trực tiếp con không đủ khả năng, điều kiện chăm sóc con cái, không đảm bảo cho sự phát triển của con.
  • Cả cha và mẹ đều không đủ khả năng nuôi dưỡng con cái thì quyền nuôi con sẽ được tòa án trao cho người giám hộ.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại/zalo: 0935.884.515, địa chỉ văn phòng: 51 Phan Bội Châu, phường Xương Huân, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *